Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016

Những điều tuyệt vời về rượu có thể bạn chưa biết?

Nói đến rượu người ta dễ nghĩ tới khía cạnh xấu: nghiện rượu hoặc nát rượu! Thật ra không cứ gì rượu, đồ uống nói riêng và thực phẩm nói chung, kể cả thuốc bổ,nếu dùng thái quá đều có hại. Hãy quên đi một Chí phèo nát rượu để nhớ về bức tranh ông tiên râu tóc bạc phơ, má đỏ như quả đào, một tay chống gậy, một tay cầm bầu rượu thì rượu là biểu tượng của Phúc,Lộc,Thọ,Khang,Ninh.

Nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới cho rằng Rượu là một phát minh vĩ đại của con người sau Lửa. Khi phát minh ra lửa thì con người bắt đầu ăn thịt chín. Đến lúc động vật hiếm dần , con người chuyển sang ăn thực vật. Mà một trong những loài thực vật đầu tiên con người cổ xưa tìm ăn là qủa nho, loại quả hoang dại mọc ở vùng châu thổ Sông Nin. Rồi quả nho cũng trở nên thưa vắng. Với bản tính tư hữu, con người đem nho về cất giấu tại nơi ở của mình. Nho được ủ lại sau mấy ngày đem ăn họ cảm thấy khoẻ hơn, thông minh hơn, yêu đời hơn…Và họ liền đặt cho cái lâng lâng đó một biệt danh là Spirit, nghĩa là linh hồn, ngày nay thuật ngữ đó là Rượu.
Rồi từ đấy, lúc vui, khi buồn, cả lúc bình thường người ta đều uống rượu. Đám cưới uống rượu để chia vui, đám tang uống rượu để chia buồn.
Thật là khó cấm uống rượu, nếu như không nói là không thể cấm được. Trong lich sử cai trị nước Mĩ có vị tổng thống đã ban lệnh cấm uống rượu để rồi gây ra một trùm gangster buôn lậu rượu và giàu nhất nước Mĩ.
Tổng thống Liên Xô cũ Gorbatschow cũng đã cấm uống rượu! Và cũng để chế giễu điều đó, ở Tây đức cũ người ta đã sản xuẩt loại rượu Vodka-thứ rượu mà người Nga yêu thích, mang tên Gorbatschow với cái chai đựng rượu tạo dáng như một chiêc tháp ở điện Kremli-được xếp vào hạng best-seller ở Công hoà liên bang Đức.
Người Việt Nam ta có câu: Còn trời còn nước còn non - Còn cô bán rượu anh còn say sưa…Bây giờ không chỉ có cô bán rượu mà còn có rất nhiều… anh bán rượu. Ở một vùng núi xa xôi nào đó, một cô gái đẹp trong sắc tộc miền quê sặc sỡ bưng một chén rượu cần ra, dăm bảy anh vít cần xuống, rồi các cô múa một điệu xoè. Ở nơi đô thành, tại một khách sạn, có một thanh niên hầu bàn đội mũ chóp trắng cao, tay phải cầm ngang thân chai rượu nhưng có hơi lùi về phía đáy chai, không quên khoe cái nhãn ra phiá ngoài để khách biết. Trước hết, phải rót vào ly của ông chủ mấy giọt, ông chủ đưa lên mũi lắc lắc, hít hít rồi kề vào đầu lưỡi, cho ý kiến kết luận chai rượu đó thật hay giả, có ưng không. Thật hạnh phúc cho kẻ hầu bàn được ông chủ gật đầu, nếu ko phải thay chai khác. Đã là hầu bàn thì phải phân biệt ai là vị khách thứ nhất của bữa tiệc và đặc biệt phải biết vị khách đó có phu nhân hay có bạn gái đi kèm khồn, nếu có thì phải rót cho người đó trước, vì phong tục văn hoá lịch sự thì phảI tôn trọng phụ nữ. Sau đó lần lượt rót cho mọi người với một động tác quen thuộc , trăm lần như cả trăm, mỗi lần rót xong để nghiêng miệng chai, xoay miệng chai ngược chiều kim đồng hồ 120 độ để cho không một giọt rượu nào rớt xuống mặt bàn.
Và những người khách bắt đầu cụng chén. Có nhiều cách giải thích nhưng có 2 cách được cho là có lý nhất. Một là, khi cụng chén, rượu tràn sang chén của nhau, nếu chén kia có thuốc độc thì số phận rủI ro phải dành cho cả khách lẫn chủ. Lý do thứ hai được nhiều người tán đồng hơn đó là, con người ta có 5 giác quan, cái tay-xúc giác đã được cầm, cái mũi-khứu giác đã được ngửi, cái lưỡi-vị giác đã được nếm, cái mắt-thị giác đã đựoc nhìn, phải choang một cái rõ thật to cho cái tai-thị giác được nghe tiếng rượu.
Qui trình lên men và chưng cất rượu thì quá đơn giản. Cùng với quá trình lên men chuyển đường thành rượu có kèm theo trên 20 tạp chất khác nhau, nếu chưng cất chỉ một lần thì các tạp chất này bốc hơi và ngưng tụ cùng với rượu, mặc dù chưa đủ liều lượng gây tử vong nhưng nó làm cho ngừoi ta say. Muốn khử phải sử dụng hệ thống tháp cất, chưng cất đi chưng cất lại hàng trăm lần mới có được loại rượu mà độc tố đã được Y tế thế giới cho phép. Nhiều người so sánh rưọu cất một lần uống ngay với rượu qua tinh luyện giống như một bên là nước sông (Tô Lịch) siêu bẩn, một bên là nước ngọt siêu sạch. Chẳng phải bỗng dưng nhà nước lại bỏ ra vài chục tỷ đồng trang bị cho Nhà máy Rượu Hà Nội hệ thống tháp cất khửu độc tố để mọi người dân được uống rượu sạch.
Người ta cho lên men rượu từ gỉ đường hoặc các sản phẩm của cây mía, chưng cất và tàng trữ trong các thùng gỗ sồi, có khi tới hàng chục năm, khiên những chất độc trong rượu được chuyển đổi thành chất ko độc. Rượu làm theo cách này có tên gọi mà cả thế giới đều quen, đó là rượu Rum. Khác với Rum, Whisky được sản xuất từ đại mạch hoặc malt (1 sản phẩm của đại mạch nảy mầm). Sau lên men, chưng cất rồi tàng trữ và cũng tàng trữ trong các thùng gỗ sồi để các chất độc chuyển hoá.
Trên đời này, sau mảng đề tài muôn thuở về tình yêu thì mảng đề tài được đề cập nhiều nhất là Rượu. “ Nam vô tửu như kì vô phong”. Nhưng chúng ta cũng nên nhớ thêm câu: Ẩm tửu dung hoà đích quân tử- Người quân tử uống rượu phải trầm tĩnh. Uống chỉ đến mức phấn chấn, suy nghĩ những điều có lợi cho hạnh phúc gia đình và cho đất nước, đó mới thực sự là người sành rượu
Hải Thượng Lãn Ông từng khuyên : Bán dạ tam bôi tửu-Lương y bất đáo gia (nửa đêm uống 3 ly rượu- Thầy thuốc không phải tới nhà).
Các vua chúa Trung Hoa xưa khi dạo chơi trong vườn Thượng uyển cũng đã ngâm  những lời thơ bất tử: Tửu-Nguyệt-Phong-Hoa vị phẩm đề, nghĩa là Rượu-Trăng-Gió-Hoa là những thứ không bút nào tả xiết!
Thế giới quanh ta có cái thuộc về lĩnh vực vật chất, có cái thuộc về lĩnh vực tinh thần , nhưng rượu thì lại là vừa là vật chất vừa là tinh thần. Người ta tiếc vì mua phải một thứ đồ đùng đắt giá , song không tiếc, thâm chí còn vui thích khi mua được một chai rượu đẹp, đát tiền. Văn hoá rượu ở nước ta cũng như các nước trên thế giới có lịch sử từ lâu đời là vì thế.
Rượu vốn đã là một nhu cầu thiết yếu từ thửa ban sơ của cộng đồng xã hội. Nguồn gốc của phát minh to lớn tìm ra rượu dường như hoà lẫn trong cái ánh sáng mờ ảo,bí ẩn của huyền sử thời lập quốc hay còn xa hơn thế của dân tộc ta ngay từ thủa Hồng Bàng “Hồi quốc sơ, dân ko đủ đồ dùng, phải lấy cỏ cây đan áo, dệt cỏ gianh làm chiếu, lấy nước cốt gạo làm rượu…”
Hàng thiên niên kỷ đã trôi qua, tình trạng lạm dụng rượu có khi đã gây ra những hậu quả tiêu cực nhưng ít có khi nào lên tới quy mô một vấn đề xã hội. Nói cho đúng ra thì từ thức uống, đồ ăn cho đến vật dùng mà con người cần đến thì đều có cái lợi và có cái hại, tùy theo cách dùng, lượng dùng và lúc dùng mà thôi. Rượu cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hơn nữa, rượu với người vốn có một lịch sử gắn bó lâu đời. Trong cuộc sinh tồn gian nan, đói mặt hàng ngày với thiên nhiên hùng mạnh, bí ẩn và khôn lường, rượu đã là chất xúc tác cho lòng dũng cảm, kích thích chí khôn ngoan, đẩy xa nỗi do dự và giúp kết nối những nhóm, những tập thể trước những công việc nặng nề, khó khăn. Khi mệt mỏi, rượu lại giúp người ta thư giãn, đem lại trạng thái lâng lâng, một khoái cảm mơ màng không gì có thể sáng được. Vừa làm thư giãn, vừa gây kích thích, rượu giúp người ta quên , lại cũng giúp người ta nhớ và còn hơn cả tôn giáo, rượu mang lại cho người ta một cảm thức về một tình trạng siêu thoát hay một viễn tưởng giải thoát khỏi sự hạn hẹp của kiếp nhân sinh. Như thế, rượu dường như là một thứ vật chất bị tinh thần hoá hay là một hiện thân của tinh thần mà con người tìm ra, sáng tạo ra để làm bạn song hành với mình.
Mỗi khi tết đến xuân về, là dịp để chúng ta nghĩ xem là mua gì làm quà tặng cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp, làm sao vừa tốt vừa phù hợp túi tiền mà lại tốt cho sức khỏe. Những lúc như vậy rất là lúng túng không biết chọn gì đây?
Tôi xin chia sẽ một loại rượu ba kích rất tốt cho sức khỏe và còn là món quà biếu cho người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Vậy tại sao chúng ta không để một bình rượu ba kích tím ngon vừa tiếp khách vừa để chiêu đãi bạn bè. Hoặc khi gia đình sum họp vừa nhâm nhi ly rượu ấm nồng. hãy nhanh tay rinh về nhé. để biết thêm về sản phẩm rươu ba kích, công dụng của rượu ba kích xin mời xem đường lính tại đây.

Công ty cổ phần Ba Kích Việt
Tầng 10 tòa nhà Viglacera số 1 đại lô Thăng long- Quận Nam Từ Liêm- TP Hà Nội
Điện Thoại: 0976.888.666 - 0932.888.288
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét