Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

Cách uống rượu sao cho hiệu quả cao nhất-uống rượu ba kích


Nhiều người cho rằng cứ có gì bổ là cho ngay vào bình, đổ rượu ngon vào ngâm là khi uống vào không bổ ngang thì cũng bổ dọc. Thực ra, mỗi loại rượu bổ đều có tác dụng trị liệu nhất định, bởi vậy phương pháp uống cũng khác nhau. Nếu không biết cách sử dụng thích hợp, hiệu quả trị liệu sẽ kém, lại có thể gây nên sự cố đáng tiếc. Dưới đây là một số cách để các bạn tham khảo nhé.
Rượu thuốc làm huyết mạch và kinh lạc được thông, phát huy ưu thế của thuốc nên rất có hiệu quả với các bệnh chấn thương phần mềm, viêm khớp... Rượu thuốc ngâm lâu đặc biệt tốt vì sẽ làm ổn định dược tính.
Rượu bổ không phải là loại đồ uống đại trà. Nhiều khi vui bạn bè, các quý ông đem cả bình rượu thuốc ngâm đủ loại ra chén chú chén anh, uống hết cốc này sang cốc khác không cần liều lượng gì. Cách uống này gây hậu quả khôn lường như sau ngộ độc rượu gây tổn hại đến tim, gan, thần kinh, có khi dẫn đến tử vong.
Rượu bổ được bào chế dưới dạng ngâm lạnh hay ngâm nóng, hoặc sắc mà dung môi hòa tan thuốc là rượu; ngoài ra còn phương pháp ủ men rượu. Rượu ngoài tác dụng làm dung môi hòa tan các vị thuốc còn giúp dẫn thuốc đi khắp cơ thể. Nó vừa giúp chữa bệnh, lại vừa phòng bệnh, và thuốc phụ trợ cho những người bệnh sau ốm, sức khỏe chưa hồi phục. Chẳng hạn, rượu nhung hươu, rượu hải mã phòng chữa liệt dương hay chứng tiểu tiện nhiều lần ở người cao tuổi. Rượu kỷ tử, rượu nhân sâm, rượu long nhãn... được dùng để chống lão suy sớm.
Cách dùng rượu thuốc
Không dùng kèm với thuốc tân dược như atrax, perphenazin, wintermin... và một số thuốc Đông dược như bột sắn dây (cát hoa)... Nếu như nhất thiết phải sử dụng thì trước đó cần dừng uống rượu bổ ít nhất là 24 tiếng để tránh tác dụng phụ.
Một số người không được sử dụng rượu thuốc như bệnh nhân viêm gan, xơ gan, viêm dạ dày, viêm thận mạn, viêm ruột kết mạn, lao phổi, suy tim... vì rượu sẽ làm cho bệnh nặng lên.
Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người đang khi đói hoặc bị dị ứng với rượu đều không nên dùng. 
Để đạt hiệu quả cao khi sử dụng các loại rượu bổ, người dùng cần nắm 5 điểm sau:
Chú ý liều lượng: Nhiều loại rượu thuốc khi uống đúng liều sẽ có tác dụng bồi bổ, làm tăng trương lực cơ, kích thích ăn uống, nhưng khi uống quá sẽ gây ngộ độc, như rượu mã tiền chẳng hạn... Do đó, rượu thuốc không thể uống như rượu thường mà phải căn cứ vào thể trạng và tính chất của thuốc. Trung bình mỗi ngày chỉ nên uống 10-30 g. Người tửu lượng kém có thể uống ít hơn.
Rượu được hâm ấm sẽ phát huy hiệu quả và dẫn thuốc tốt hơn. Nếu dùng rượu thuốc lúc ăn cơm cần uống từ từ, vừa uống rượu vừa nhấm nháp thức ăn.
Loại thuốc ngâm rượu cũng phải dùng đúng bệnh. Ví dụ người cần bổ huyết thì dùng rượu đương quy, rượu tiết hươu, rượu thập toàn đại bổ... Những người thường sợ nóng nên chọn loại bổ dưỡng âm như rượu hoa cúc, rượu kỷ tử, rượu song sâm. Người thường sợ lạnh nên chọn loại rượu bổ ôn dương như rượu hải mã, rượu nhung hươu, rượu sâm tắc kè, rượu trợ dương ích thọ...
Chú ý thời gian uống: Người có bệnh ở tim hay dạ dày cần uống rượu thuốc sau khi ăn cơm 15-30 phút. Nếu có bệnh ở dưới vùng bụng thì cần uống trước bữa ăn 10-60 phút. Loại rượu bổ có tác dụng cường thận lại cần uống trong bữa ăn. Còn loại rượu bổ có tác dụng bổ thận, sinh tinh cần uống vào buổi tối, trước khi đi ngủ 15-30 phút.
Bảo vệ gan: Nếu sử dụng rượu bổ trong thời gian dài, mỗi lần uống cần cho vào chút mật ong nhằm không gây tổn hại tế bào gan.
nhiều người thường tìm đến một chén rượu vào buổi tối để mong đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Nhưng một nghiên cứu mới, do các nhà khoa học Canada thực hiện, cho thấy chén rượu đó chỉ khiến họ trằn trọc và thao thức nhiều hơn.
Chất cồn vẫn được coi là một phương thuốc xoa dịu thần kinh và giúp con người dễ thiếp đi, nhưng đồng thời nó cũng mang lại cho người uống một giấc ngủ chập chờn. Tiến sĩ Shawn Currie tại Đại học Calgary phát biểu: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chất cồn không phải là một phương tiện hỗ trợ giấc ngủ hiệu quả. Nó rút ngắn thời gian đi vào giấc ngủ, nhưng lại đảo lộn toàn bộ quãng nghỉ ngơi còn lại".
Những ảnh hưởng tới giấc ngủ do chất cồn gây ra bao gồm: thường xuyên thức dậy vào giữa đêm, chất lượng giấc ngủ kém, quãng ngủ sâu ngắn đi và tỉnh dậy sớm hơn vào sáng hôm sau.
Kết quả nghiên cứu này được rút ra từ việc theo dõi quá trình ngủ của 63 người đã cai rượu. Tỷ lệ người mắc chứng mất ngủ kinh niên trong toàn dân số là 10-15%, nhưng ở những người nghiện rượu thì cao gấp 3-5 lần. Đặc biệt, chứng khó ngủ còn kéo dài hàng tháng sau khi người ta đã bỏ rượu.
Việc mất ngủ có thể khiến những người cai rượu quay trở về con đường cũ. "Những người giận dữ, cô đơn, mệt mỏi là những người dễ tái phạm nhất", giáo sư tâm lý David Hodgins nói. Ông cũng cho rằng cần phải có những chương trình điều trị giúp người nghiện rượu có giấc ngủ tốt hơn, như vậy mới giúp họ thoát khỏi cơn nghiện.
 Rượu là thuốc chữa bệnh
Đúng vậy, cồn là một chất khử trùng và tannin ở trong rượu tốt cho tim. Thậm chí, các loại sách dược phẩm của Mỹ và Châu Âu còn ghi nhận rượu là một loại thuốc chữa bệnh. Trong cuốn “Sổ tay thuốc hữu dụng” được State Medical Examining and Licensing Boards xuất bản có đoạn:
“Thực chất, (ethanol) là một chất gây mê, sử dụng quá liều sẽ làm trì trệ và tê liệt hệ thần kinh trung ương. Nếu dùng với liều lượng nhỏ sẽ gây nên trạng thái phấn khích, kích thích hô hấp, giãn nhẹ mạch máu da và nội tạng, điều chỉnh vòng tuần hoàn… Rượu được dùng như chất kích thích khuếch tán, lợi tiểu, làm toát mồ hôi và gây buồn ngủ.”
Bên cạnh đó, rượu còn đóng vai trò như dung môi để chế tạo dược phẩm. Tất nhiên, đừng vội mừng bởi không phải tất cả các loại rượu đều như vậy. Nhìn chung, rượu vẫn gây hại nhiều hơn lợi.
15.jpg
Rượu Ba kích là sản phẩm mới đưa ra thị trường của Công ty cổ phần Ba Kích Việt
 Để biết thêm sản phẩm rượu ba kích tím, cong dung của ruou ba kich,  xin mời xem đường linh tại đây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét