Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Nồng độ của rượu bao nhiêu là tốt?


Nồng độ của rượu là gì?
Chúng ta có thể nếm những vị rượu ngon và những vị rượu không ngon, tuy rằng chưa thể phân biệt nhiều như những chuyên gia nhưng đa số chúng ta đều cảm nhận được nếu vị rượu không ngon. Nhưng để có được bình rượu ngon điều cốt yếu nhất là được ngâm ủ và trưng cất như thế nào? nồng độ bao nhiêu?. Hôm nay ta thử tìm hiều về nồng độ của rượu :
Nhiều câu hỏi được đặt ra về nồng độ cồn của rượu Nếu mua thì nồng độ bao nhiêu là hợp lý? Có phải cứ nồng độ cao là ngon không? Để giải đáp các thắc mắc trên cũng như tư vấn cho quý khách về nồng độ khi mua rượu phục vụ cho các mục đích khác nhau. xin đưa ra 2 mức độ để phân biệt rượu ngon và rượu thường, cũng như so sánh nồng độ cồn trong rượu công nghiệp và rượu chưng cất nấu thủ công thì có gì là khác nhau. Bình rượu ngon Sự khác nhau về nồng độ rượu công nghiệp và nấu thủ công Thường khi sản xuất rượu trong công nghiệp người ta thường để độ rượu giao động trong khoảng từ 29 đến 40 độ. Tại sao lại thế, mà không phải là cao hơn xin mời các bạn hãy xem một số nguyên nhân sau đây: Do nồng độ cồn càng thấp thì thuế đánh vào doanh nghiệp sản xuất rượu càng thấp, đồng nghĩa lợi nhuận tăng lên. Do nhu cầu phục vụ các yêu cầu khác nhau của khách hàng. Khi nồng độ dưới 30 độ nhiều người hỏi rượu còn có thơm nữa không? xin trả lời rằng rượu vẫn có hương thơm nồng do trong nghề làm rượu công nghiệp người ta thường trộn thêm hương liệu để tạo mùi nên rượu có độ thấp thế nào đi nữa vẫn có mùi thơm., Rượu ba kích ngon nặng bao nhiêu độ ? Thường khi mua rượu ba kích tím  các bạn sẽ được tư vấn là bạn mua loại 30 hay 35 hay thậm chí là 50-55 độ. Để chọn độ nào cho hợp lý đầu tiên các bạn phải hiểu cách người ta đấu rượu ( tức là lấy nước cốt nồng độ cao pha loãng để ra nồng độ thấp hơn ). Vì thế mình xin chia ra làm 2 khoảng để giải thích rõ hơn Với rượu kim sơn từ 40 độ trở xuống chắc chắn đó không phải là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn, vì sao ư? Vì chỉ có chứng kiến tận mắt quy trình nấu rượu bạn mới biết được rằng những nghệ nhân nấu rượu đích thực ở dân chài miền biển này không bao giờ làm ra loại rượu như thế. Do quá trình làm thấp đến 40 độ là rượu không còn cái mùi vị thơm ngon của gạo nếp cũng như men thuốc bắc 36 vị nữa, làm như vậy chỉ có mất đi cái thương hiệu của của các nhà nấu rượu ngon kể trên.
 
Với lý do đó ruoubakichtim.com khuyên các bạn nên dùng rượu từ 39- 50 độ là hợp lý nhất, như thế rượu mới đằm, đầm độ sâu và hương thơm của gạo nếp và men được đảm bảo. Khi uống khí mới tỏa tới đan điền và tầm độ đó rượu để càng lâu mới càng ngon hơn, ngâm với các loại thực hay động vật sẽ tiết ra tốt hơn. Vì lý do đó chúng tôi luôn luôn cam kết chỉ giới thiệu sản phẩm rượu ba kích tím với nồng độ trong khoảng 39-45 độ. Khi mua làm quà biếu hoặc để uống thì độ rượu hợp lý nhất là khoảng 45 độ vì nếu nồng độ cao quá sẽ khó uống, nồng cay không phải thích hợp với tất cả mọi người. Còn nếu các bạn muốn thưởng thức nồng độ cao trên 50 độ thì theo mình nên mua loại rượu ở nơi uy tín với nồng độ trên được chôn dưới đất trên 1 năm trở lên. Còn nếu do nguyên nhân nào đó hoặc có thể bạn không uống được nồng độ cao để làm hạ nhiệt độ các bạn nên để chai rượu 45 độ vào ngăn đá hay để lạnh trong chậu đá, rượu sẽ giảm nồng độ và uống cảm giác ngon và mát hơn.
Rượu Ba kích tím là sản phẩm mới đưa ra thị trường của Công ty cổ phần Ba Kích Việt. để biết thêm về cong dung cua ruou ba kich xin mời xem đường linh tại đây.
Tầng 10 tòa nhà Viglacera số 1 đại lô Thăng long- Q.Nam Từ Liêm- TP Hà Nội
Điện Thoại: 0976.888.666 - 0932.888.288

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Những cách giải rượu bia cực nhanh trong ngày tết


Đối với những người hay nhậu hoặc có lần nhậu nhẹt, chắc chắn khó tránh khỏi những lúc quá chén. Để mau chóng đẩy lùi cảm giác mệt mỏi, khó chịu trong người do hơi men,chúng ta  hãy dùng những cách dưới đây.
- Ăn trước khi uống rượu, không được để bụng đói. Uống kèm nhiều nước.
- Ăn thêm các loại trái cây (cam, quýt, chanh, chuối, bưởi…) giúp giảm bớt nồng độ rượu trong máu.
Nước lọc
Uống một cốc nước lọc lớn vào sáng hôm sau, đây là cách giúp thanh lọc cơ thể, thải độc tố và bổ sung lượng nước cho cơ thể. Như các bạn đã biết rượu bia nhiều khiến bạn bị háo nước kinh khủng.
Chính vì vậy, sau cơn say khi tỉnh dậy người ta bao giờ cũng tìm đến nước đầu tiên.
Uống nước dừa
Nước dừa giúp bù đắp lượng nước cho cơ thể vì chúng chứa nhiều các chất điện phân quan trọng như kali và natri. Loại nước uống có vị ngọt ngào này lại rất mát.
Uống một ly nước dừa tươi vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau một đêm mệt mỏi vì đã quá chén.
Chuối
Chất cồn khiến cho lượng nước và kali trong cơ thể bị loại thải nhiều hơn thông qua đường tiểu. Chuối giúp thay thế cả hai loại dưỡng chất quan trọng này đồng thời còn làm giảm tình trạng uể oải, không tỉnh táo ở người đang say rượu.
Gừng tươi
Gừng có vị cay, tính ấm, chống lạnh, trị đau bụng lạnh. Gừng tươi có công năng chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn, giúp tiêu hóa, giải cảm hàn.
Vị gừng nóng làm cho mạch máu lưu thông tốt hơn, giúp giải rượu trong cơ thể. Thái gừng thành từng lát mỏng đem sắc nước uống, có thể cho thêm mật ong hoặc nước chanh muối để có tác dụng hiệu quả hơn.
Nước ép cà chua
Khi uống rượu sẽ làm cho cơ thể mất đi một số chất như kali, canxi, natri….Uống nước ép cà chua sẽ giúp bổ sung lượng chất bị mất trên, từ đó giúp giải rượu rất tốt.
Những cách giải rượu bia cực nhanh trong ngày tết

Nước đậu xanh, đậu đen
Đậu xanh nghiền nát đem hòa với nước sôi để nguội cho người ngộ độc rượu uống giúp cho người đó nôn hết mọi chất trong dạ dày ra.
Sau đó có thể cho người ngộ độc ăn cháo gạo nấu với 30g cam thảo giúp hồi lại sức khỏe. Hoặc đậu đen đem ninh nhừ rồi uống liên tục từng chén một cũng có tác dụng giải ngộ độc rượu.
Cà phê
Người say rượu bia thường ngủ mê mệt lấy nước sôi pha một cốc cà phê đặc cho người đó uống cũng giúp giải rượu rất tốt.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số cách giải rượu sau:
1. Rau cần một nắm rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt, pha chút đường uống từ từ. Nước cốt rau cần không chỉ làm tỉnh rượu mà còn giúp người say không bị đau đầu váng vất sau khi tỉnh.
2. Lá dong (dùng để gói bánh chưng) 100-200 g, rửa thật sạch, giã nát vắt lấy nước cốt pha đường uống.
3. Trà búp 5 g, 16 g quất khô thái vụn (có thể dùng mứt quất hoặc quất tươi cũng được). Tât cả đem hãm với nước sôi uống.
4. Pha một cốc bột sắn dây có vắt chanh để uống, một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại. Sắn dây cũng giúp cho gan tham gia đào thải độc tố.
5. Giã nát một ít củ cải trắng, vắt lấy nước cốt, thêm chút đường rồi uống làm nhiều lần.
6. Ăn các sản phẩm chế từ đậu xanh (khoảng 10-30 g), hoặc giã 5-10 g đậu xanh cả vỏ, pha đường uống.
7. Giấm ăn 60 g, đường 15 g, gừng 3 lát, giã nát, hòa lẫn với nhau rồi uống.
8. Chanh tươi một quả, vắt nước cho uống hoặc thái mỏng, ăn cả quả càng tốt.
9. Vỏ quýt phơi khô (để lâu năm càng tốt) 30 g, có thể sao thơm. Mơ chua 2 quả, cho vào khoảng 300 ml nước, sắc nhỏ lửa 20-30 phút rồi uống. Thêm vào chút nước gừng hoặc trà gừng thì càng tốt.
Các cách trên phần nào có tác dụng giải rượu và làm giảm bớt tác hại của rượu, bạn có thể chọn biện pháp nào thuận lợi hoặc có sẵn trong gia đình. Điều quan trọng nhất là bạn cần biết làm chủ bản thân để không uống quá nhiều. Khi uống rượu bia không nên tham gia giao thông.
Từ những nghiên cứu trên công ty chúng tôi sản xuất và đóng thành phẩm một loại rượu uống không bi đau đầu, lại tốt cho sức khỏe. 
Rượu Ba kích tím là sản phẩm mới đưa ra thị trường của Công ty cổ phần Ba Kích Việt.  Để biết thêm sản phẩm rượu ba kích, cong dung cua ruou ba kich xin mời xem đường linh tại đây.
Tầng 10 tòa nhà Viglacera số 1 đại lô Thăng long- Q.Nam Từ Liêm- TP Hà Nội
Điện Thoại: 0976.888.666 - 0932.888.288

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Sự thật bất ngờ về rượu có thể mọi người chưa biết?

 

Rượu là một trong những đồ uống phổ biến nhất trên thế giới và người bạn thân thiết của rất nhiều người, đặc biệt là đối với đấng “mày râu”. Thế nhưng, ngoài tác dụng giúp bạn thêm tự tin khi nói chuyện và tăng cường mỡ bụng, rượu còn có nhiều bí mật bất ngờ mà chúng ta chưa hề hay biết.
Khi nói đến rượu người ta thường chỉ nghĩ đến những tác hại của rượu. Nhưng bạn có biết rằng rượu cũng có những tác dụng rất tốt với sức khỏe và đời sống của chúng ta. Nhưng sự thật thì rượu lại có những lợi ích tuyệt vời của nó mà bạn chưa thực sự khám phá ra.
 Rượu làm giảm nhiệt cơ thể
Đã bao giờ bạn cảm thấy rất lạnh và quyết định nhấp 1 ngụm rượu mạnh để làm ấm cơ thể chưa? Cảm giác thật sự tuyệt vời phải không? Nhưng nếu bạn nghĩ rằng rượu làm tăng nhiệt độ cơ thể thì bạn đã lầm to rồi. Sự thực hoàn toàn ngược lại. Việc cảm thấy ấm hơn chỉ đơn thuần là sự đánh lừa của não bộ đối với cơ thể mà thôi!
Khi nhiệt độ giảm xuống, máu sẽ nhanh chóng di chuyển xa khỏi da để duy trì nhiệt độ bên trong và đảm bảo sự hoạt động của các cơ quan quan trọng. Rượu làm mạch máu bề mặt cơ thể giãn ra, giúp máu lưu thông lại. Nhưng khi máu đi qua vùng da bị lạnh, nhiệt độ của máu bị giảm xuống kéo theo đó là sự mất thân nhiệt. Nguy hiểm hơn, tình trạng này càng kéo dài lâu, chúng ta còn có thể bị tử vong.

 Một chai sâm panh có sức ép gấp 3 lần lốp xe
Một chai sâm panh trông có vẻ nhỏ bé nhưng lại phải chịu một áp suất vô cùng lớn bên trong – lên tới 6kg/cm2. Để dễ hình dung hơn, áp suất của lốp xe vào khoảng 2kg/cm2. Chính vì vậy, các chai rượu đều có dây chằng nút chai bằng kim loại để đề phòng chúng bị bật ra khi di chuyển.
Khi sâm panh xuất hiện lần đầu tiên, người ta đặt cho nó biệt danh “le vin du diable”, có nghĩa là “rượu của quỷ” bởi khi mở rượu, nắp chai sẽ phóng vọt ra ngoài. Vậy áp lực trong chai rượu sâm panh đến từ đâu? Câu trả lời rất đơn giản: quá trình lên men. Người ta đã chứng minh rằng, nút chai rượu sâm panh có thể phóng ra với tốc độ 20m/s. Thế nên, hãy cẩn thận khi mở sâm banh bởi chúng có thể khiến bạn bị mù mắt như chơi.
 Rượu có thể bắt lửa bất cứ lúc nào
Trước đây, nếu muốn thử rượu thật hay giả và hàm lượng cồn trong whiskey, người ta thường đổ 1 ít rượu lên thuốc súng. Nếu whiskey khiến thuốc súng bốc cháy, có nghĩa là nó đã đạt đến “nồng độ chuẩn”. Theo quy ước, nồng độ chuẩn xấp xỉ 100 tương đương với khoảng 49,5% lượng cồn trong rượu. Tuy nhiên, ngày nay điểm bốc cháy này cũng có một chút thay đổi – tức là chỉ cần rượu bắt lửa, chứ không cần thiết phải duy trì ngọn lửa cháy đều.
Về lý thuyết, rượu lỏng không cháy. Ngọn lửa xuất hiện là nhờ dạng khí của cồn. Nồng độ chuẩn càng cao thì tùy theo nhiệt độ, nó sẽ tạo ra càng nhiều hơi nước hơn. Ví dụ như khi để 1 que diêm gần rượu vodka 40 độ, que diêm không bắt lửa. Nhưng khi đưa 1 ngọn lửa nhỏ lại gần, nó sẽ đột ngột bùng lên. Nguyên nhân là do ngọn lửa đã làm rượu nóng lên và bốc hơi nhiều hơn. Hay nếu bạn cẩn thận hâm nóng rượu vodka ở nhiệt độ cao, nó sẽ bắt lửa và cháy mãnh liệt. Chỉ có một lưu ý nho nhỏ là đừng dại dột tự làm điều này ở nhà nếu bạn không muốn bị nổ tan xác pháo.

Khả năng bắt lửa của rượu giảm dần theo độ rượu và nhiệt độ. Do đó, những đầu bếp vẫn đổ 1 ít rượu vào chảo nóng để khiến ngọn lửa bùng lên một cách ngoạn mục cho dù chúng chỉ có 12 độ. Ngược lại, kể cả có tới 100% ethanol nguyên chất thì dung dịch vẫn không thể cháy nếu nó chỉ ở ngưỡng nhiệt 12  độ C hay thấp hơn.
  Những căn bệnh do rượu gây ra
Viêm gan do rượu: Chất cồn trong rượu khiến các tế bào gan bị tổn thương dẫn tới xơ gan, viêm gan khi bạn uống quá nhiều rượu, thời gian kéo dài.
Sảng run: Đây là chứng bệnh xảy ra ở những người nghiện rượu.
Khi thiếu rượu, lên cơn thèm nếu không được đáp ứng người nghiện sẽ bị căng thẳng, lo sợ, run tay, mắt mờ,…loạng choạng, đứng không vững, thậm chí lên cơn co giật như những người bị động kinh.
Bệnh gút: Những người dùng nhiều rượu bia cùng với đồ mồi nhậu là hải sản sẽ khiến bệnh gút đến gặp sớm nhất. Do lượng cồn trong rượu tồn đọng lại trong cơ thể làm rối loạn chuyển hóa chất.
Bệnh tim mạch: Rượu khiến cơ tim bị suy yếu, giãn quá mức khiến việc lưu thông máu không còn suôn sẻ như trước, lượng máu ứ động ở phổi có thể gây tắc nghẽn.
Khi đó bắt buộc tim phải làm việc nhiều hơn. Đến khi quá tải sẽ khiến bạn bị rối loạn nhịp tim, mắc các bệnh về tim mạch.
Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng: Chất cồn trong rượu khiến dạ dày tăng tiết axit, gây nên tình trạng ợ chua, ợ nóng, sự tồn đọng chất cồn này còn khiến dạ dày, tá tràng bị viêm loét.
 Rượu là thuốc chữa bệnh
Đúng vậy, cồn là một chất khử trùng và tannin ở trong rượu tốt cho tim. Thậm chí, các loại sách dược phẩm của Mỹ và Châu Âu còn ghi nhận rượu là một loại thuốc chữa bệnh. Trong cuốn “Sổ tay thuốc hữu dụng” được State Medical Examining and Licensing Boards xuất bản có đoạn:
“Thực chất, (ethanol) là một chất gây mê, sử dụng quá liều sẽ làm trì trệ và tê liệt hệ thần kinh trung ương. Nếu dùng với liều lượng nhỏ sẽ gây nên trạng thái phấn khích, kích thích hô hấp, giãn nhẹ mạch máu da và nội tạng, điều chỉnh vòng tuần hoàn… Rượu được dùng như chất kích thích khuếch tán, lợi tiểu, làm toát mồ hôi và gây buồn ngủ.”
Bên cạnh đó, rượu còn đóng vai trò như dung môi để chế tạo dược phẩm. Tất nhiên, đừng vội mừng bởi không phải tất cả các loại rượu đều như vậy. Nhìn chung, rượu vẫn gây hại nhiều hơn lợi.
Rượu Ba kích là sản phẩm mới đưa ra thị trường của Công ty cổ phần Ba Kích Việt
 Để biết thêm sản phẩm rượu ba kích tím, cong dung của ruou ba kich,  xin mời xem đường linh tại đây
Tầng 10 tòa nhà Viglacera số 1 đại lô Thăng long- Nam Từ Liêm- Hà Nội
Điện Thoại: 0976.888.666 - 0932.888.288

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Nguồn gốc và sự hiện diện của văn hóa nhậu nhẹt

 

Ông bà ta ngày xưa có câu: Khách đến nhà không trà thì rượu. Không biết từ bao giờ rượu đẫ chiếm một vị trí đặc biệt trong văn hóa nhân loại. Rượu không chỉ thức uống, nó đưa đẩy cảm xúc con người đi hết từ cung bậc này đến cung bậc khác.
Cái sự nhậu nhẹt ko biết bắt nguồn từ đâu nhưng bây giờ nó phổ biến quá, cả tầng lớp nông dân các bác các chú đến cả tầng lớp tri thức như mấy chú sinh viên còn đang đi học.

Hiện nay, người ta không biết chính xác rượu có từ bao giờ. Nhưng chắc chắn, nó phải có lịch sử lâu đời.

Trong thần thoại cổ Hy Lạp, một trong 12 vị thượng đẳng phúc thần là những vị thần tối cao, đem lại cho con người nhiều lợi ích, chính là vị thần rượu nho Dionysus. Ngài được mô tả là một người to béo, với khuôn mặt nhân hậu, lúc nào cũng đùa tếu.

Theo ghi chép và trên những phiến đá từ thời đế chế Babylon cổ ghi lại, cách làm rượu bia đã có cách đây gần 4000 năm. Ở Ai Cập, người ta cũng tìm thấy những dấu tích của rượu từ 5000 năm trước công nguyên. Trong những ngôi mộ cổ, người ta cũng tìm thấy các dấu tích của 6 loại rượu vang và 4 loại bia được dùng để cúng cho linh hồn người chết ở cõi vĩnh hằng.

Ở Trung Hoa rượu đã xuất hiện từ hàng ngàn năm,  luôn hiện diện trong đời sống, lịch sử và cả văn học của người Trung Hoa tự cổ chí kim. Nếu ai đã từng làm quen với những bộ lịch sử tiểu thuyết Trung Hoa như: "Tam Quốc chí", "Tây Hán chí", "Thủy Hử truyện"... đều thấy rượu là thức uống hiện hữu trong nhiều biến cố quan trọng.
Đó là một trong những ẩm phẩm không thể thiếu của dân tộc này và tiếng tăm của một số thi nhân, nho sĩ cũng gắn liền với rượu như: Lý Bạch là người từng được mệnh danh là thi tiên, là tửu thánh và tục truyền ông say rượu nên nhảy xuống sông ôm bóng trăng chết đuối. Lưu Linh đời Tam Quốc cũng được sách vở nhắc đến nhiều với tài uống hàng trăm chén mà không say, trong cái ngà ngà của men rượu ông đã để lại cho nhân loại bài “Tửu đức tụng” ca ngợi việc uống rượu như một thú vui tao nhã 
“Hành vô triệt tích, cư vô thất lư, mộ thiên tịch địa, tùng ý sở như.

Chỉ tắc thao chi chấp cô, động tắc khiết đề hồ, duy tửu thị vụ, yên tri kỳ dư?”.

vợ ông Tô Ðông Pha được tiếng là hiền đức cũng vì đã biết để dành một vò rượu ngon và đem ra đúng lúc chồng cần thù tạc với bạn bè trong một ngày giá rét. Ngay trong các huyền thoại, không hiếm những tiên đồng ngọc nữ vì vô ý làm vỡ chén lưu ly của Ngọc Hoàng mà bị đày xuống trần.

Đối với dân tộc ta, người Việt đã biết làm rượu từ buổi bình minh của đất nước.

Sách Lĩnh Nam chích quái viết: “Buổi mới dựng nước, đồ ăn của dân chưa đủ. Lấy vỏ cây làm áo, dệt cói làm chiếu, lấy hèm làm rượu gạo, lất bột quang lang làm bánh, lấy thịt chim muông làm mắm, lấy gừng làm muối…”.

Rượu đã trở thành nguồn cảm hứng cho các thi hào Việt Nam, họ không đêm ngày say túy lúy như các thi nhân đời Đường  nhưng khi có dịp họ sẵn sàng uống hết mình
"Trời đất cho ta một cái tài

Giắt lưng dành để tháng ngày chơi

Dở duyên với rượu không từ chén

Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời”

Nhiều nhà thơ mượn men rượu để giải sầu, để quên đời, quên những nỗi buồn man mác đang giày xéo tâm hồn:
“Đời này thực tỉnh những ai đây?

Ai tỉnh cho ta chịu tiếng say

Buồn ruột cho nên men phải nhấp

Dở mồm nào biết giọng là cay”.

Rượu dường như đã trở thành nổi ám ảnh đối với một số thi nhân, khi sống trên dương gian đã đành, khi chết rượu vẫn theo họ:

“Sống ở dương gian đánh chén nhè

Thác về âm phủ cắp kè kè

Diêm vương phán hỏi mang gì đó Be!”.

Tuy nhiên không phải người nào uống rượu cũng muốn say, trái lại nhiều người uống rượu chỉ để tiêu sầu, chán chê đường công danh, họ tìm nơi vắng vẻ ngồi nhìn trời xanh, mây trắng, nắng hồng, lưng dựa vào gốc cây, miệng nhắp vài ly rượu hồng thưởng thức cảnh thanh bình nơi miền hoang dã:
“Thu ăn măng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao

Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”.
Do vậy, văn hóa nhậu này từ đâu mà ra ? qua tư liệu, chúng ta cũng có thể biết được. Nhưng uống thế nào cho đúng và có chừng mực, biết kiểm soát được bản thân không nên để uống say mềm. Trong lúc uống say không nên tham gia giao thông sẽ gây nguy hiểm cho người khác.
Công ty Chúng tôi chuyên sẩn suất và cung cấp loại rượu ba kích tím. Uống không bị đau đầu mà còn tăng cường sức khỏe. để biết thêm Để biết thêm sản phẩm rượu ba kíchcông dụng của rượu, giá rượu ba kích xin mời xem đường linh tại đây
 Công ty cổ phần Ba Kích Việt
Tầng 10 tòa nhà Viglacera số 1 đại lô Thăng long- Nam Từ Liêm- Hà Nội
Điện Thoại: 0976.888.666 - 0932.888.288

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Uống rượu sống lâu hơn, có thể bạn chưa biết?


Theo tạp chí, nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống bia rượu điều độ, thường xuyên sẽ có thể sống lâu hơn những ai kiêng hoàn toàn. Đợt tết 2014 các dòng rượu ngoại trên thị trường rất được ưu chuộng như:  rượu johnnie walker, rượu Single Malt, rượu Blended Whisky, ngoài ra người việt còn sử dụng một số dòng rượu quê để uống, vừa rẻ, bổ lại không bị đau đầu như:
  • Rượu Kim Long: Quảng Trị
  • Rượu làng Vân: còn gọi là Vân hương mĩ tửu, trước kia thường dùng sắn tươi, sắn khô, nay chủ yếu dùng gạo, là loại rượu nổi danh miền Bắc. Làng Vân thuộc, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, một phần của tỉnh Bắc Ninh cũ - tức Kinh Bắc, nên người ta quen gọi là rượu Làng Vân - Bắc Ninh, cũng giống như quan họ Bắc Ninh vậy.
  • Rượu Kim Sơn: Nổi tiếng vùng đất Ninh Bình (Vùng Sơn Nam Hạ ngày xưa), được làm bởi men thuốc Bắc của 1 số dòng họ lâu đời tại Kim Sơn, Cộng với nguồn nước đặc biệt đã làm cho rượu có hương vị không lẫn vào đâu được so với các vùng miền khác.
  • Rượu Bầu Đá: nổi tiếng đất Bình Định với nguồn nước Bầu Đá, đại diện mỹ tửu của miền Trung Việt Nam.
  • Rượu Gò Đen: thuộc Long An, nổi tiếng Nam Bộ.
  • Rượu San Lùng: ở một số vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, thường dùng gạo nương và một số loại lá thuốc. Có hai loại màu trắng trong hoặc màu nâu đen nhạt.
  • Rượu ngô Bắc Hà: nấu bằng ngô, màu trắng hơi ngả vàng.
  • Rượu Thanh Kim: thuộc xã Thanh Kim, Sapa, dùng mầm thóc nếp.
  • Rượu Xuân Thạnh: nổi tiếng Trà Vinh
  • Rượu Mẫu Sơn: rượu nấu bằng nguồn nước suối của vùng núi Mẫu Sơn, Lạng Sơn v.v.
  • Rượu Đá Bạc: Thừa Thiên Huế
  • Rượu Hồng Đào: Quảng Nam
  • Rượu Bó Nặm: rượu nấu từ ngô và nguồn nước vùng cao Bắc Kạn
  • Rượu Ba Trăng Đa Bút: rượu nấu từ gạo nếp, men gia truyền và nước giếng khơi tự nhiên Đa Bút. Ba trăng nghĩa là 3 tháng, nhiều nơi gọi là rượu Bách Nhật.
  • Rượu Kiên Lao: rượu nấu từ nệp Hải Hậu và men ta. Làng Kiên Lao bao gồm hai xã là Xuân Kiên, Xuân Tiến huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định,
  • Rượu ba kích: Quảng Ninh
Người đứng đầu dự án nghiên cứu là nhà tâm lý học Charles Holahan của Đại học Texas, Mỹ. Các nhà khoa học đã kết luận rằng, nguy cơ chết sớm cao nhất là của những người cả đời không uống ngụm rượu, bia nào, sau đó là những người uống quá nhiều và cuối cùng, ai uống điều độ sẽ sống lâu nhất.
Nghiên cứu được thực hiện với nhiều đối tượng từ 55 – 65 tuổi, ở các ngành nghề, tình trạng kinh tế khác nhau, kéo dài trong suốt 20 năm.
Trong số 1.824 người tham gia nghiên cứu, chỉ có 41% những người uống rượu điều độ bị chết sớm, trong khi con số đối với những người không bao giờ uống là 69%. Thậm chí, những người nghiện rượu còn ít có nguy cơ hơn khi chỉ có 60% trong số họ chết sớm.
Nghiên cứu cũng tính cả những ca tử vong do xơ gan, ung thư gan hay tai nạn do say xỉn. Tuy nhiên, kể cả vậy thì số người uống rượu bị chết sớm vẫn ít hơn.
Theo Business Insider, rượu là 'chất xúc tác xã hội tuyệt vời, tạo ra những liên kết xã hội mạnh mẽ từ đó nâng cao đời sống tinh thần và thể chất cho người uống'.  
Ngoài ra, một số loại rượu như vang đỏ có khả năng lưu thông máu, kích thích hoạt động của tim, rất tốt cho sức khỏe nếu uống vừa phải.
 Vậy cánh mày râu không còn lo tại sao lại phải uống rượu nhé.
Công ty chúng tôi chuyên sản xuất và cung cấp rượu ba kích tím tại Hà Nội và giao hàng toàn quốc.
Sản phẩm rượu ba kích tím
Để biết thêm về công dụng của rượu ba kích, sản phẩm  rượu ba kích tím xin mời xem đường linh tại đây.
 Công ty cổ phần Ba Kích Việt
Tầng 10 tòa nhà Viglacera số 1 đại lô Thăng long- Quận Nam Từ Liêm- TP Hà Nội
Điện Thoại: 0976.888.666 - 0932.888.288

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Vài nét về làng gốm bát tràng

Bát Tràng là một làng gốm lâu đời và nổi tiếng trong lịch sử nước ta. Làng gốm Bát Tràng nằm ở tả ngạn sông Hồng thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo các thư tịch cổ, nghề gốm Bát Tràng xuất hiện từ thế kỷ XV dưới thời Trần. Sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên ghi: Bát Tràng có tên là Xã Bát, làng Bát từ đời nhà Trần. Như vậy, suốt hơn 500 năm nay, làng nghề này vẫn giữ tên là Bát Tràng. Trong lịch sử, những loại gốm quý và độc đáo của nước ta, nổi tiếng cả trong và ngoài nước như gốm men ngọc (thời Lý, Trần), gốm hoa nâu hay gốm men nâu (cuối thời Trần - đầu thời Lê), gốm men rạn (thời Lê - Trịnh) và gốm hoa lam (cuối thời Lê - thời Nguyễn) đều đã được sản xuất ở Bát Tràng. Từ cuối thời Trần đến thời Lê và đầu thời Nguyễn, một khối lượng lớn đồ gốm các loại của Bát Tràng đã được xuất khẩu sang các nước trong khu vực như Nhật Bản, Malaixia, Thái Lan và một số nước châu Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. Nhìn chung, đồ gốm Bát Tràng là một trong những mặt hàng được người nước ngoài ưa chuộng.
Bước vào thời kỳ đổi mới (1986 đến nay), trong cơ chế thị trường, nghề gốm của Bát Tràng không chỉ tạo công ăn việc làm trong xã, mà còn thu hút hàng ngàn lao động làm thuê từ các tỉnh khác đến, như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh... Những năm gần đây, xuất khẩu của làng gốm Bát Tràng đạt khoảng 20 triệu USD hàng năm. Hiện nay, Bát Tràng có hơn 200 công ty, xí nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ gốm.

 Thời gian qua, nhiều khách trong và ngoài nước đến làng gốm Bát Tràng tham quan, tìm hiểu cách thức chế tác các sản phẩm gốm. Với nhiều khách du lịch, đó là cơ hội để có được những món đồ lưu niệm mang nhiều ý nghĩa kinh tế - văn hóa của một làng nghề truyền thống. Với doanh nhân, họ có thể tìm thấy ở đó những cơ hội đầu tư kinh doanh.
Chum sành và bình gốm Bát tràng
Để có được một bình đựng rượu ngon Công ty cổ phần Ba kích việt cũng đã nghiên cứu làm thế nào để có bình rượu ba kích ngon, Chúng tôi đã dùng chum đựng rượu tại làng Bát tràng để ngâm ủ rượu ba kích tím. Ngoài ra các sản phẩm đựng rượu của công ty chúng tôi cũng sử dụng những bình đựng rượu tại Bát tràng để dùng đựng rượu .Dưới đây là một số mẫu bình tại làng Bát Tràng mà công ty chúng tôi sử dung.


 Để biết thêm sản phẩm rượu ba kích tím xin mời xem đường linh tại đây.
Rượu Ba kích tím là sản phẩm mới đưa ra thị trường của Công ty cổ phần Ba Kích Việt
Tầng 10 tòa nhà Viglacera số 1 đại lô Thăng long- Quận Nam Từ Liêm- TP Hà Nội
Điện Thoại: 0976.888.666 - 0932.888.288






Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Tại sao nên uống rượu hạ thổ- rượu ba kích


Thứ nhất, trên mặt đất, dù được bảo quản trong điều kiện tốt nhất thì vẫn không thể bằng chôn trong lòng đất - nơi mà lượng vi khuẩn hiếu khí, lượng ô xi đã giảm xuống mức thấp nhất. Do vậy, hạn chế tốt hơn việc chất hữu cơ trong rượu bị phân hủy bởi vi khuẩn và bị ôxihóa.
 Khi chôn sâu trong lòng đất, hũ rượu sẽ hấp thụ được nguồn địa nhiệt. Nguồn địa nhiệt này làm rượu ngấu hơn, và nhiệt độ cũng ổn định hơn là bảo quản trên mặt đất ( trừ trường hợp bảo quản trong tủ bảo ôn). Do vậy, các chất hữu cơ trong rượu sẽ hạn chế bị phân hủy do tác động của nhiệt độ cao

Có giả thuyết cho rằng, khi chôn sâu trong lòng đất, rượu hấp thu được nguồn năng lượng hữu ích từ trong lòng trái đất. Vậy nên khi uống rượu, con người ta sẽ được gián tiếp hấp thụ nguồn năng lượng đó. Tuy nhiên, mình cho rằng điều này hoàn toàn phụ thuộc vào vị trí đặt bình rượu. Đôi khi đặt ở những vị trí có tia đất xấu, rượu sẽ trở nên độc hại.

 Để có chất lượng rượu ngâm tuyệt hảo thì dụng cụ chứa phải bằng chum ( chất liệu đất nung ) rồi chôn xuống đất ( hay còn gọi là hạ thổ ). Chum rượu đó chôn ở dưới đất càng lâu thì nó càng khử được nhiều chất độc hại trong rượu và đồ ngâm. Quy trình này làm cho nồng độ aldehit - là chất độc gây nhức đầu (chung gốc CHO với chất ướp xác formol) - trong rượu giảm đi, uống vào bớt nhức đầu và cảm giác dịu hơn.

Từ những nghiên cứu trên Công ty cổ phần ba kích Việt đã dùng phương pháp hạ thổ để sản xuất ra những bình rượu ba kích ngon, được trưng cất từ rượu nếp cái hoa vàng ,ủ bằng men ta từ 3 đến 6 tháng dưới lòng đất.

Chum rượu hạ thổ
Dưới đây là một số sản phẩm rượu ba kích tím của công ty.

 Để biết thêm sản phẩm rượu ba kích tím xin mời xem đường linh tại đây
Rượu Ba kích tím là sản phẩm mới đưa ra thị trường của Công ty cổ phần Ba Kích Việt
Tầng 10 tòa nhà Viglacera số 1 đại lô Thăng long- Quận Nam Từ Liêm- TP Hà Nội
Điện Thoại: 0974844347 - 0932.888.288



Một số loại rượu nổi tiếng tại Việt Nam- uống rượu kéo dài tuổi thọ


Một loại rượu nấu từ nếp cái hoa vàng được gán nhãn quốc tửu Việt Nam, tuy quốc tửu với ý nghĩa đích thực của khái niệm chưa được công nhận rộng rãi trong cả nước
Khắp trên đất nước Việt Nam đều có rượu ngon. Nhiều loại rượu gắn với tên địa phương nếu cả vùng nấu rượu và có chất lượng tương đối đồng đều, có thể kể ra một loạt tên rượu địa phương như '''Làng Vọc''', Kim Sơn, Làng Vân, Mẫu Sơn, Thổ Hà, Tạnh Xá, Nga Sơn, Kim Long, Làng Chuồn, Đá Bạc, Bồng Sơn, Bàu Đá, Gò Đen, Phú Lễ, Xuân Thạnh, Tân Lộc, Văn Điển, Bó Nặm, Trương Xá, Phú Lộc, Đại Lâm v.v. và danh sách có thể kéo dài đến vô tận. Tuy nhiên, một số nơi khác thì tên gọi rượu ngon hẹp hơn, gắn với tên người nấu rượu, lò rượu hoặc là sản phẩm của một nghệ nhân nhất định. Ngay cả tại những địa phương rượu nổi danh vẫn có những nghệ nhân mà sản phẩm rượu của họ có chất lượng hơn hẳn người khác trong vùng. Dưới đây là danh sách một số loại rượu đế ít nhiều nổi tiếng Việt Nam:
  • Rượu Kim Long: Quảng Trị
  • Rượu làng Vân: còn gọi là Vân hương mĩ tửu, trước kia thường dùng sắn tươi, sắn khô, nay chủ yếu dùng gạo, là loại rượu nổi danh miền Bắc. Làng Vân thuộc, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, một phần của tỉnh Bắc Ninh cũ - tức Kinh Bắc, nên người ta quen gọi là rượu Làng Vân - Bắc Ninh, cũng giống như quan họ Bắc Ninh vậy.
  • Rượu Kim Sơn: Nổi tiếng vùng đất Ninh Bình (Vùng Sơn Nam Hạ ngày xưa), được làm bởi men thuốc Bắc của 1 số dòng họ lâu đời tại Kim Sơn, Cộng với nguồn nước đặc biệt đã làm cho rượu có hương vị không lẫn vào đâu được so với các vùng miền khác.
  • Rượu Bầu Đá: nổi tiếng đất Bình Định với nguồn nước Bầu Đá, đại diện mỹ tửu của miền Trung Việt Nam.
  • Rượu Gò Đen: thuộc Long An, nổi tiếng Nam Bộ.
  • Rượu San Lùng: ở một số vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, thường dùng gạo nương và một số loại lá thuốc. Có hai loại màu trắng trong hoặc màu nâu đen nhạt.
  • Rượu ngô Bắc Hà: nấu bằng ngô, màu trắng hơi ngả vàng.
  • Rượu Thanh Kim: thuộc xã Thanh Kim, Sapa, dùng mầm thóc nếp.
  • Rượu Xuân Thạnh: nổi tiếng Trà Vinh
  • Rượu Mẫu Sơn: rượu nấu bằng nguồn nước suối của vùng núi Mẫu Sơn, Lạng Sơn v.v.
  • Rượu Đá Bạc: Thừa Thiên Huế
  • Rượu Hồng Đào: Quảng Nam
  • Rượu Bó Nặm: rượu nấu từ ngô và nguồn nước vùng cao Bắc Kạn
  • Rượu Ba Trăng Đa Bút: rượu nấu từ gạo nếp, men gia truyền và nước giếng khơi tự nhiên Đa Bút. Ba trăng nghĩa là 3 tháng, nhiều nơi gọi là rượu Bách Nhật.
  • Rượu Kiên Lao: rượu nấu từ nệp Hải Hậu và men ta. Làng Kiên Lao bao gồm hai xã là Xuân Kiên, Xuân Tiến huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định,
  • Rượu ba kích: Quảng Ninh
Một số loại rượu sản xuất công nghiệp
Đây là dạng rượu vodka, được pha chế từ cồn thực phẩm và nước tinh khiết. Nguyên liệu sản xuất cồn thực phẩm có thể là gạo, ngô, sắn, rỉ đường..., được lên men sau đó qua hệ thống tháp chưng cất. Loại rượu này khác với các dòng rượu truyền thống.
Sử dụng
Rượu đế được đánh giá là ngon nhất khi có độ tinh khiết cao, trong vắt, sủi tăm lăn tăn, uống có mùi vị thơm, ngọt, cay, có độ cồn tương đối cao (từ 39 đến hơn 45 độ) nhưng êm dịu và không gây đau đầu. Theo truyền thống dân gian ngày xưa rượu có thể được cho vào chai nút lá chuối hoặc cho vào quả bầu nậm. Một số nơi cầu kỳ sau khi chưng cất xong còn đem rượu hạ thổ (chôn xuống đất) một thời gian để làm cho rượu "chín", uống vào có độ êm và thơm dịu. Rượu đế thường được sử dụng rộng rãi nhất là uống trực tiếp, dùng ngâm các loại rượu thuốc và ngoài ra có thể làm gia vị cho một số thực phẩm cần chút rượu để ướp, tẩy.
Quốc tửu
Các loại rượu Làng Vân,Kim Long, Bầu Đá và Gò Đen đại diện xuất sắc của rượu ngon ba miền. Theo những người đi tận nơi để nếm rượu thì rượu Làng Vân đằm, sâu. Rượu Kim Long êm và mềm mại, rượu Bàu Đá mạnh, rộng. Rượu Gò Đen đậm đà, phóng khoáng Tuy nhiên, việc hướng tới có một "quốc tửu" chung cho mọi vùng miền của đất nước vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Một số mẫu rượu ba kích
Từ những thập niên 80 của thế kỷ 20, rượu đế được sản xuất tự do tại các địa phương và hầu hết đều nấu bằng phương pháp thủ công. Nhiều người nấu, nhiều cách nấu và nguyên liệu mỗi nơi mỗi khác nên chất lượng rượu không đồng đều. Trong thành phần rượu thường có nồng độ aldehitde cao hơn ngưỡng cho phép, vì vậy người ta thường khuyến cáo tránh lạm dụng. Để giảm nồng độ chất độc hại này người ta thường dùng cách cổ truyền là hạ thổ, để lâu. Việc nút lá chuối hoặc đựng trong những trái bầu khô cũng có kết quả tương tự vì quan niệm là nó không nút quá kín, rượu trong chai vẫn có thể thở được.
Đặc biệt hiện nay tại Việt Nam 1 số dòng rượu tại 1 số địa phương đã bắt đầu áp dụng công nghệ tiên tiến để loại bỏ các chất độc có trong rượu như Anđêhít, Este, Furfurol, Metanol...để đưa dòng rượu nấu tại Việt Nam lên tầm cao mới, đạt chỉ tiêu là rượu Sạch và An toàn: Đạt Tiêu chuẩn Việt Nam. Điển hình là rượu Kim Sơn (Ninh Bình) với thương hiệu Kim Dương. Rượu Mỹ Tho (Tiền Giang) với thương hiệu Rượu Mỹ Tho. Rượu Xuân thạnh (Trà Vinh) với thương hiệu Vĩnh Trường, Rượu ngô Sùng Phài (Lai Châu) với thương hiệu Mông Kê, Rượu ba kích tím Quảng Ninh.
Trên khắp các địa phương trong cả nước rượu nấu thủ công có giá thành rất rẻ do không phải đóng thuế, phục vụ cộng đồng theo kiểu tự cung tự cấp, có thể nấu kết hợp lấy hèm nuôi lợn nên sản phẩm chiếm phần lớn thị trường rượu. Tuy nhiên đó cũng chính là mặt tiêu cực vì rất khó quản lý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và giám sát nghiêm ngặt chất lượng rượu. Thống kê của Bộ Y tế Việt Nam, mỗi năm cả nước tiêu thụ khoảng 350 triệu lít rượu, trong đó 90% sản lượng là rượu nấu thủ công. Theo tiến sĩ Đàm Viết Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế khẳng định, rượu tự nấu giá rẻ, được 95,7% dân nhậu lựa chọn, ẩn chứa rất nhiều nguy cơ cho sức khoẻ. Nồng độ các chất độc trong rượu tự nấu cao hơn từ 30–80 lần so với các loại rượu do nhà máy sản xuất Đó là còn chưa kể đến những thủ thuật khác cũng hết sức phổ biến từ phía những người nấu rượu hám lợi: dùng chút phân đạm để ủ dậy men nhanh hơn, dùng thuốc trừ sâu chấm vào để tăng nồng độ, lấy mật ủ tiếp vào hèm rượu để chưng cất tiếp thậm chí còn có cả "công nghệ sản xuất" rượu đế kinh hoàng bằng cách dùng cồn khô công nghiệp methynol pha vào nước có ngay rượu để bán cho người tiêu dùng với giá rẻ. Đã có rất nhiều vụ ngộ độc rượu gây chết người liên quan đến loại rượu đáng sợ này, nhiều người nghiện rượu có thể nhiễm các bệnh về gan, loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, thần kinh, suy giảm trí nhớ v.v. và nhiều làng rượu cổ truyền có tiếng tự lâu đời đang tự đánh mất chính mình. Một số gia đình, tổ hợp sản xuất rượu đã mạnh dạn tìm lối thoát bằng các công đoạn sản xuất, kiểm định chất lượng và đóng chai theo quy trình công nghiệp với nhãn mác đăng ký, bảo hộ sản phẩm độc quyền (như rượu Kim Long, rượu Làng Vân v.v.), ít nhiều thể hiện được những chú trọng bước đầu đến vấn đề thương hiệu.
Rượu Ba kích tím là sản phẩm mới đưa ra thị trường của Công ty cổ phần Ba Kích Việt
Tầng 10 tòa nhà Viglacera số 1 đại lô Thăng long- Quận Nam Từ Liêm- TP Hà Nội
Điện Thoại: 0976.888.666 - 0932.888.288




Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

Uống rượu bắt tay, biết ngay rượu ba kích


Mới đây có người bạn đi xuyên Tây Bắc về, hỏi ấn tượng gì không? Ấn tượng lắm, anh nói hồ hởi nhưng trong cái hồ hởi thấy có lúc anh chợt dừng…

Đã uống rượu thì phải "bắt tay" !
Anh kể: “Chuyến du lịch rất vui. Phong cảnh, con người đều hay cả. Phụ nữ Thái rất tuyệt, họ trò chuyện có duyên và luôn tươi tắn, múa nón múa quạt duyên dáng mỗi khi biểu diễn. Vui nhất là cùng xòe vòng với họ, cho mình cảm giác hòa đồng, cảm thấy như người quen đã lâu”.
Ngập ngừng một lát anh bộc lộ: “Nhưng có một điều mà giờ nhớ lại vẫn sợ, đó là cung cách mời rượu, cứ hết chén này chén khác với đủ thứ lí do khó từ chối khiến tôi xây xẩm mặt mày. Người không biết uống sẽ ra sao. Mời rượu rồi ra hiệu bắt “xuống hết”, nghĩa là uống cạn ngay, sau đó người mời cũng uống cạn rồi xòe hai tay ra bắt. Nhẩm tính dự xong bữa rượu thì không biết mất chục lần bắt tay. Mà trong bữa ăn thì tay có sạch sẽ gì”.
Người miền Tây Bắc là thế, mời rượu bằng say mới thôi- được coi như thứ văn hóa vùng miền. Bây giờ lại gá thêm cái bắt tay.
Hôm đi Yên Bái tôi hỏi một cán bộ văn hóa về nguồn gốc của lối uống rượu-bắt tay, ai là tác giả và vùng nào áp dụng đầu tiên mà bây giờ thành đại chúng như vậy. Anh lắc đầu bảo quê anh ở Phú Thọ, lên đây cũng ngán ngẩm lối uống này nhưng thôi thì nhập gia tùy tục vậy…
Nhớ năm 1990 tôi có chuyến đi dài từ Sơn La lên Điện Biên, Lai Châu, có bữa ăn bị mời hàng chục chén cho say mềm, nhưng chưa thấy có lối uống rượu bắt tay.
Uống rượu bắt tay nay đã thành đặc sản Tây Bắc. Bữa rượu nào không thấy cảnh đó có lẽ người ta ngạc nhiên lắm, bảo không biết những người kia là dân ở đâu mà không biết tục này! Tuy nhiên, quan sát kĩ thì thấy chủ yếu phổ biến ở lớp cán bộ và những nơi tiếp tân, còn trong dân chỗ có chỗ không.
Tôi nghĩ đây là món hàng ngoại nhập vào Tây Bắc vài chục năm nay, giống như nhiều thành phố dưới xuôi bây giờ nâng bia là zdô zdô làm náo loạn cả quán ăn. Đó không phải là cái hay nhưng làm sao được vì có người coi đó mới là vui, mới là thân tình. Phỏng vấn riêng, nhiều người cũng không thích lối uống rượu bắt tay nhưng chẳng ai dám nói ra.
Ăn uống zdô zdô và uống rượu bắt tay là hai món nên loại dần trong các buổi tiệc tùng.
Uống rượu xong mọi người bắt tay nhau để thắt chặt tình đoàn kết (thế mới có chuyện "Người Sơn La" uống rượu nhiều nên mòn hết vân tay - vì cứ uống mỗi chén lại bắt tay một lần).
Rượu Ba kích tím là sản phẩm mới đưa ra thị trường của Công ty cổ phần Ba Kích Việt
Tầng 10 tòa nhà Viglacera số 1 đại lô Thăng long- Quận Nam Từ Liêm- TP Hà Nội
Điện Thoại: 0976.888.666 - 0932.888.288



Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

7 TUYỆT CHIÊU" UỐNG RƯỢU KHÔNG SAY LÀ ĐÀN ÔNG PHẢI BIẾT- RƯỢU BA KÍCH


Uống rượu gây rất nhiều tác hại cho sức khỏe. Nếu bắt buộc phải uống rượu, hãy tuân thủ những nguyên tắc sau để tránh việc say sưa và đảm bảo sức khỏe.
1. Nắm được "ngưỡng an toàn"
Mỗi người có 1 tửu lượng khác nhau tùy thuộc vào sức khỏe, cân nặng, tuổi tác, giới tính. Tuy nhiên, chỉ có bạn mới rõ nhất "ngưỡng an toàn" mà nếu không vượt qua nó, bạn sẽ không rơi vào tình trạng say sưa, mất kiểm soát.
Các nhà khoa học cũng đưa ra một ngưỡng an toàn chung khi sử dụng đồ uống có cồn cho bạn tham khảo, đó là: Với bia (nồng độ 4%) là từ 300-350ml, với rượu sâm banh (nồng độ 11%) khoảng 150-200ml và với rượu màu có mùi (nồng độ 17-20%) khoảng 50ml.
2. Nên lót dạ trước khi uống
Nếu bạn để dạ dày của mình trống rỗng sẽ khiến cho ethanol tiếp xúc trực tiếp với màng dạ dày không những khiến chúng dễ hấp thụ vào cơ thể mà còn gây ra các chứng bệnh như viêm loét dạ dày.
Lời khuyên của các nhà khoa học dành cho các quý ông hay nhậu là nên uống sữa hoặc ăn gan lợn. Sữa giúp tráng thành dạ dày để ngăn cản ethanol trong rượu ngấm qua đó vào máu, còn gan lợn sẽ giúp nâng cao sức đề kháng chống lại chất cồn trong cơ thể. 
Hãy uống bia rượu có chừng mực.
3. Nguyên tắc uống chậm
Khi bạn uống thức uống có cồn, gan phải làm việc để giải trừ hết chất độc mà bạn đưa vào cơ thể. Trung bình 1h gan có thể giải trừ chất độc của 30ml thức uống có cồn.
Vì thế, nếu bạn uống quá nhanh khiến cho gan quá tải không kịp làm việc, chất cồn sẽ không được bài tiết ra ngoài mà thẩm thấu vào trong máu khiến bạn dễ say hơn. Hãy uống từ từ suốt buổi nhậu để giữ sự tỉnh táo.
4. Bổ sung vitamin B
Thức uống có cồn gây mất vitamin B của cơ thể khiến cho bạn cảm thấy dễ mất thăng bằng tại cơ quan não bộ. Bổ sung vitamin B trong bữa nhậu sẽ khiến cho bạn có thể chống lại cảm giác say.
Đó là lý do vì sao các nhà khoa học khuyên bạn ăn gan lợn. Bạn cũng có thể ăn thêm 1 số hoa quả giàu vitamin B như súp lơ, cà rốt, dưa đỏ, lạc và rau xanh đậm.
5. Không trộn rượu và các loại thức uống khác
Nguyên tắc này bao gồm cả việc bạn không nên uống lẫn lộn cả bia và rượu hoặc không pha trộn bia rượu và các loại nước ngọt có gas. Trong bia và các loại nước ngọt có gas có những bọt khí sẽ giúp cho chất cồn ngấm vào máu nhanh hơn.

6. Không "thi đấu"
Việc thách thức nhau uống nhiều rượu chỉ khiến cho bạn nạp quá nhiều chất cồn trong 1 lúc và sẽ khiến bạn dễ say. Hãy biết khéo léo từ chối sự kích động của người khác và uống thật điềm tĩnh.
7. Bổ sung thêm nước lọc và hoa quả
Uống nhiều rượu sẽ khiến bạn bị mất nước, vì vậy hãy thường xuyên bổ sung nước trong quá trình uống vừa cung cấp thêm chất lỏng vừa khiến pha loãng rượu, giúp việc đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể tốt hơn.
Nếu có thể thì bạn hãy uống 1 cốc trà xanh hoặc trà atiso sau khi kết thúc cuộc nhậu để giải rượu.
Tương tự như vậy, việc ăn hoa quả trong bữa nhậu cũng cung cấp cho bạn lượng vitamin thiếu hụt, đẩy nhanh quá trình đào thải ethanol ra khỏi cơ thể.
Đây là bí quyết đàn ông cần phải nhớ. Cho dù có uống bao nhiêu đi chăng nữa cũng không lo bị say.hãy uống có chừng mực và biết kiểm soát bản thân mình.
Vì thế Từ những nghiên cứu trên Công ty cổ phần ba kích đã sản xuất ra một loại rượu ba kích tím giúp cho đàn ông bồi bổ sức khỏe và tăng cường sinh lý.
Dưới đây là một số sản phẩm rượu ba kích của công ty.
Một số mẫu bình rượu ba kích
Rượu Ba kích tím là sản phẩm mới đưa ra thị trường của Công ty cổ phần Ba Kích Việt
Tầng 10 tòa nhà Viglacera số 1 đại lô Thăng long- Quận Nam Từ Liêm- TP Hà Nội
Điện Thoại: 0976.888.666 - 0932.888.288